Ông Nguyễn Bảo Quốc,ạychohọcsinhvềtrítuệnhântạcosplay sex Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết việc cho học sinh (HS) tiếp cận với AI nằm trong những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình đột phá của TP, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành GD-ĐT TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
KẾT QUẢ CÓ ĐƯỢC SAU KHI HS HỌC AI
Theo lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM, HS trường THPT chuyên, trường có lớp chuyên được tìm hiểu các mô hình toán, hiểu các giải thuật AI, lập trình ứng dụng các giải thuật này vào giải quyết các vấn đề cụ thể; tìm hiểu các ứng dụng mới của AI trong các lĩnh vực, biết làm việc nhóm và cách viết báo cáo khoa học.
Lãnh đạo Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho biết HS lớp chuyên sẽ được học về kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế; nền tảng về toán cho AI; kỹ năng lập trình bậc cao; kỹ năng sáng tạo trong việc sử dụng AI như công cụ bổ trợ trí tuệ cho người dùng, giúp giải phóng sức lao động và sức sáng tạo trong các ngành nghề khác nhau…
Điều này phát triển trí tưởng tượng và ước mơ để con em chúng ta không chỉ sống chung an toàn mà còn có đủ bản lĩnh lướt trên những làn sóng AI và siêu AI đang trào dâng liên tiếp để hướng về tương lai với vô vàn điều kỳ diệu đang chờ khám phá và sáng tạo
GS-TSKH Hoàng Văn KiếmTrường THPT chuyên Lê Hồng Phong kỳ vọng sau khi hoàn tất các chuyên đề về AI, HS có thể thành thạo Anh văn, code máy tính, và toán; có kinh nghiệm thực tế qua các dự án lập trình AI; phát triển các kỹ năng như kỹ năng điều hành, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và viết báo cáo khoa học; sớm khám phá đam mê và có một cái nhìn rõ nét về định hướng nghề nghiệp.
Dự kiến HS lớp 8, lớp 11 được tham gia học tập với các chủ đề dạy học về AI như giới thiệu về trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng điển hình của AI, khai thác thư viện có sẵn để ứng dụng các thuật toán đã được xây dựng. HS lớp 11 được tìm hiểu về lập trình với Python, sử dụng thư viện Face-recognition... được trải nghiệm ứng dụng thực tế của AI.
CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ VIỆC HS PHỔ THÔNG HỌC AI ?
Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước ngành công nghệ thông tin, chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu ứng dụng AI tại VN, việc dạy AI cho HS ở bậc phổ thông cần có tính hệ thống về kiến thức từ cấp tiểu học đến THPT.
GS Kiếm nhấn mạnh để dạy AI ở phổ thông có hiệu quả cao, cần kết hợp với việc đổi mới dạy toán và tư duy sáng tạo cho HS phổ thông ngay từ tiểu học. Việc dạy AI với những phần mềm hỗ trợ phù hợp có thể giúp tăng cường tư duy sáng tạo và học toán ở phổ thông, ngay từ cấp tiểu học rất tốt.
Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy AI cần tận dụng các phần mềm AI (đặc biệt là các phần mềm AI tạo sinh) miễn phí hoặc chi phí hợp lý, không nhất thiết phải mua nhiều robot để vui chơi vài lần rồi từ bỏ vì nhàm chán. Nên đầu tư cho sản phẩm robot thông minh đi kèm phần mềm hỗ trợ để học trò có thể cùng học, cùng chơi STEM và trau dồi thêm tiếng Anh cùng kiến thức khoa học công nghệ hiện đại.
"Giáo dục về AI cho trẻ em ngay từ bây giờ không chỉ là những kiến thức khoa học, công nghệ cơ bản về AI mà còn biết sử dụng AI để tăng cường khả năng học tập, sáng tạo và kết nối… Đặc biệt là phát triển trí tưởng tượng và ước mơ để con em chúng ta không chỉ sống chung an toàn mà còn có đủ bản lĩnh lướt trên những làn sóng AI và siêu AI đang trào dâng liên tiếp để hướng về tương lai với vô vàn điều kỳ diệu đang chờ khám phá và sáng tạo", GS Kiếm nhấn mạnh.
Về cách thức HS tiếp cận AI hiệu quả, bà Đậu Thúy Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đào tạo quản lý trực tuyến - OMT, cho rằng nên theo mô hình tháp học tập. Nền tảng của tháp là các tiết học/hoạt động giới thiệu AI, làm quen với AI trong chương trình môn tin học. Ở các cấp độ cao hơn, những HS có khuynh hướng, đam mê sâu hơn với AI sẽ được khuyến khích tham gia các CLB AI; cao hơn nữa là các cuộc thi AI quốc gia hoặc quốc tế…
Cũng theo bà Hà, việc khuyến khích các trường phổ thông đưa các nội dung AI vào chương trình chính khóa là một bứt phá lớn rất đáng ghi nhận. Sau khi triển khai ít nhất 1 năm học mới có cơ sở để rút kinh nghiệm để đưa ra chính sách phổ cập AI rộng rãi hơn, với lộ trình cụ thể trong các cấp học và các địa phương. Sở GD-ĐT TP.HCM chủ động tạo cơ hội tiếp xúc, cọ xát với các chuyên gia AI trong nước, quốc tế, tham gia các cuộc thi, các chương trình giao lưu AI với HS quốc tế.